Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

jeudi 22 octobre 2015

Ai cần những thủ thuật đánh lừa bộ não độc đáo và thú vị.

Những khám phá khoa học này giúp ta được gì? tôt hay xấu hơn cho chúng ta?

Caroline Thanh Hương

 

Những thủ thuật đánh lừa bộ não độc đáo và thú vị

                           
Bộ não con người được xem là cơ quan tiến hóa và hoàn hảo bậc nhất trong giới sinh vật. Tuy nhiên, não cũng có không ít những điểm yếu, rất dễ bị đánh lừa. Hãy bắt đầu với thủ thuật vô cùng thú vị và hại não.
1. Bạn thiên về não bên trái hay bên phải?

Nhìn vào bức tranh trên, bạn thấy gì? Giống như các ảo giác quang học, bức tranh về cô gái cũng “tấn công” vào thị giác con người để lừa phỉnh.
Sẽ có một số trường hợp xảy ra: ban đầu bạn thấy cô gái đứng yên, rồi nhanh chóng quay liên tục theo chiều kim đồng hồ? Hay là ngược chiều kim đồng hồ? Thậm chí là lúc chiều này lúc chiều kia? Và dĩ nhiên bạn không tin vào mắt mình nữa?

Nhưng bạn yên tâm, đó là chuyện bình thường. Đây đơn thuần chỉ là một "trò" kiểm tra bộ não mà thôi. Bức tranh thực tế chỉ là 2D với hình ảnh di chuyển sang hai bên song não người không thể giải thích được điều ấy, chúng chỉ phù hợp để tái tạo hình ảnh trong không gian ba chiều.
Nếu bạn thấy cô gái quay theo chiều kim đồng hồ thì chứng tỏ rằng, bạn là người thiên về não phải - sự tưởng tượng và cảm xúc. Còn ngược lại đồng nghĩa bạn là người thiên về lí trí. Trong trường hợp bạn thấy cả hai thì điều đó có nghĩa, bạn là người sử dụng đều cả hai bán cầu não.
2. Ảo giác của số 6 ma quái
Cách tốt nhất để giải bí mật áo giác là hãy tự mình trải nghiệm nó. Đầu tiên, khi đang ngồi trước màn hình máy tính, hãy nhấc chân phải bạn lên và quay theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, đưa tay phải của bạn lên trời và viết một số 6 thật to.
Điều bạn không ngờ đến là chân phải bạn hình như đã quay theo chiều ngược kim đồng hồ rồi đấy. Liệu đó có phải sức mạnh ma quái của con số 6 không?

Câu trả lời đương nhiên là không. Thủ thuật trên chỉ là một mẹo dựa vào bản năng đã được lập trình sẵn trong não để đánh lừa thần kinh bạn thôi. Đó là những thứ mà bạn đã có được từ khi trong bụng mẹ, chỉ là bạn không để ý.
Trong thí nghiệm vừa rồi, vì bạn sử dụng cùng lúc cả chi bên phải nên não mặc định, bạn chỉ có thể làm những hành động cùng chiều mà thôi. Hãy ngẫm lại xem, khi viết số 6, rõ ràng tay bạn đã quay ngược chiều kim đồng hồ rồi mà.
3. Giấc mơ với quả bóng bàn
Để thực hiện mẹo này, bạn hãy điều chỉnh radio trong trạng thái dò kênh, phát ra những âm thanh “rè rè”. Sau đó, hãy bịt hai mắt lại, một bên bằng tay, một bên bằng một quả bóng bàn. Sau đó, nằm thư giãn trên giường trong vòng vài phút. Điều kì diệu sẽ xảy tới với bạn.
Xin bật mí luôn, khi nằm như vậy, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy trước mắt mình là những ảo giác, những giấc mơ kì lạ: con kì lân trên mây, hay nghe thấy lời của những người thân quá cố… Hiện tượng trên gọi là Ganzfeld phenomena – một thí nghiệm sử dụng kĩ thuật cách ly tiềm thức từ đầu thế kỉ XX.

Cơ chế của nó là khi có một chút cảm giác nhỏ: quả bóng bàn, âm radio, trong tư thế nằm như vậy, não người nhanh chóng bị đánh lừa, kích thích, vẽ nên những ảo giác của riêng nó, giống như là mơ vậy.
Nhưng sự thật, bạn vẫn đang nhận thức được mình khi tiến hành nó, vì thế khi muốn dừng lại chỉ cần ngồi dậy và tắt radio, tháo quả bóng bàn ra thôi.
4. Ống nhòm giảm đau
Nếu bạn vừa bị đứt tay, hay chảy máu ở chân thì thủ thuật này sẽ giúp bạn đánh lừa não bộ và giảm đau rất hiệu quả. Đó là sử dụng một ống nhòm, nhưng nhìn ngược vào chỗ vết thương đang gặp phải. Kết quả sẽ rất tích cực, dần dà cảm giác đau, sung tấy sẽ giảm đi rất nhiều.

Sở dĩ có hiện tượng vậy bởi cảm giác đau của cơ thể phụ thuộc không ít vào những gì mắt bạn nhìn thấy. Vết thương càng to, sâu thì đương nhiên càng đau rồi. Các nhà khoa học của ĐH Oxford đã khám phá điều ấy, họ cũng chứng minh rằng, qua ống nhòm ngược, hình ảnh vết thương sẽ bị thu nhỏ lại đáng kể và não sẽ hình dung rằng, nó không đáng ngại. Kết quả là bạn sẽ bớt đau hơn rất nhiều.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể thử sử dụng ống nhòm bình thường để phóng to vết thương lên. Lưu ý là, chỉ nên thử nghiệm khi bạn sơ ý bị tổn thương thôi nhé.
Khoahocthuvi.net



Cơ thể con người là một khối thống nhất của vô số các bộ phận cấu thành phức tạp. Não bộ, những giác quan và bộ phận của cơ thể hoạt động phối hợp nhằm phản ánh lại và giúp con người có phản ứng thích hợp trước tình huống ở thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, hệ thống này cũng không hoàn hảo. Đôi lúc, hệ thống cũng xuất hiện lỗi và khi đó, bạn sẽ có cảm giác như bị chính cơ thể mình “đánh lừa” vậy.

1. Ảo giác

Nhà nghiên cứu khoa học thần kinh nhận thức của trường ĐH Geneva, Alexandre Pouget cho biết: “Bộ não con người liên tục tạo ra các dự đoán về thế giới xung quanh và phản ánh lại cho hệ thống cảm giác. Chính vì thế mà bạn nhìn nhận, diễn giải thế giới khách quan theo dự đoán của mình”.
Ta có thể lấy một ví dụ như sau: nếu bạn đang đi bộ vòng quanh khu nhà và thấy một người tiến đến phía bạn. Bộ não sẽ ngay lập tức bắt đầu tính toán khả năng và đoán biết xem nhân thân của người đó là như thế nào.
  photo ao-giac1.jpg
Đó là lý do mà nhiều người sẽ nghĩ người này là một người hàng xóm thay vì một người bạn ở xa. Trong hầu hết các trường hợp tương tự, bạn sẽ dự đoán đúng.
Theo Pouget, nhiều người tin, chúng ta sẽ nhìn vào một khuôn mặt để tìm ra danh tính một người nhưng trên thực tế thì bộ não đã dự đoán điều này một cách logic.

 photo ao-giac21.jpg


Dự đoán của bộ não cũng ảnh hưởng đến con người khi ta áp dụng nó trong ảo giác quang học. Hãy chú ý vào bức ảnh trên hình.
Do độ dài và sự thu hẹp dần của những đường màu đen mà ta thường liên tưởng đến đoạn đường ray tàu. Cùng với dự đoán này, con người sẽ tự động cho rằng đường màu vàng nằm phía cuối đường dài hơn đường nằm phía trước. Nhưng sự thật là, hai đường thẳng này hoàn toàn bằng nhau.

2. Kí ức giả

Chúng ta thường nghĩ kỷ niệm là những cuốn băng thực tế ghi lại kí ức. Nhưng một số nghiên cứu lại cho rằng, mỗi lần chúng ta nhớ lại một kí ức, chúng có thể đã bị biến dạng.
  photo ao-giac41.jpg


Oliver Hardt - nhà nghiên cứu tại Trung tâm nhận thức và hệ thần kinh thuộc trường ĐH Edinburgh cho rằng: “Khi bạn kể lại một kí ức nào, rất có thể nó đã bị biến dạng, trở nên giả dối.
Bởi lẽ bất cứ yếu tố nào của môi trường xung quanh bạn tại thời điểm kể chuyện đều có thể tác động đến tính chân thực của kí ức đó”.
Một minh chứng cho điều này là việc có vô số người đã phải vào tù oan khi bị các nhân chứng nhận diện. Kết quả kiểm chứng DNA lại chỉ ra, những người đó thực sự trong sạch.

3. Hội chứng nhạc trong tai

Neil Bauman - giám đốc trung tâm trợ giúp người khiếm thính đã ghi nhận hơn 1.500 ca bệnh mắc hội chứng “nhạc trong tai”. Người bệnh sẽ nghe thấy những bản nhạc chỉ xuất hiện trong đầu của họ mà không ai khác nghe thấy.
Ông giải thích hiện tượng này là do âm thanh từ kí ức của người bệnh theo cách nào đó đã tự phát ra trong đầu họ. Bộ não nhận được tín hiệu này và mặc định âm thanh đó là thật, được nghe thấy bởi tai.
 photo ao-giac51.jpg

Nhiều bác sĩ tâm lý thường không nhận diện được hội chứng này. Nhiều người cười và cho rằng, bệnh nhân của họ đơn giản là có vấn đề nên viết cho họ đơn thuốc điều trị bệnh tâm thần.
Trên thực tế, bệnh nhân cần được điều trị một cách nhạy cảm hơn. Sự kỳ thị cần phải được loại bỏ thì mới có thể hiểu thêm về hội chứng lạ kỳ này.

4. Hội chứng ảo giác Charles Bonnet

Hội chứng này có thể được coi là phiên bản thị giác của hội chứng nhạc trong tai và thường xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình mất thị lực.
Theo đó, người bệnh sẽ thường “nhìn thấy” thứ không có, ví dụ như hình ảnh trang trại hiện lên trên bức tường hay bóng ma lượn lờ...

  photo ao-giac61.jpg


Giống như hội chứng nhạc trong tai, hội chứng ảo giác Charles Bonnet có thể rất đáng sợ đối với nhiều người vì họ dễ dàng nghĩ rằng bản thân đang mắc bệnh tâm thần.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này đơn giản chỉ là bộ não đang lấp đi chỗ trống của việc mất thị lực bằng các hình ảnh được lưu trữ trong não.

5. Cơn đau chi giả

  photo ao-giac7.jpg



Hiện tượng này thường xảy ra ở những người bị mất đi các chi do bị tai nạn hay các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống. Đó còn được gọi là những cơn đau “ma”. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau ở những vùng tay hoặc chân mà trên thực tế đã mất đi.
Nỗi đau này trước đây từng được giả định là một vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên các chuyên gia ngày nay lại đổ lỗi cho tủy sống và não.
Các dây thần kinh được sử dụng trước đây nhằm truyền tín hiệu từ các chi về cho não bây giờ lại gây ra những cơn đau. Các cơn đau này thường khác nhau tùy vào tình trạng từng bệnh nhân.

Caroline Thanh Hương: Tập làm toán tính nhanh, tính nhẩm, gõ phím bằng 10 ngón tay.
image

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire